Hướng dẫn lắp đặt máy chấm công

Lắp đặt máy chấm công vân tay nhanh chóng, dễ dàng

Máy chấm công đã trở nên phổ biến và là thiết bị không thể thiếu trong các văn phòng, doanh nghiệp. Để cài đặt thiết bị máy chấm công trong văn phòng của mình, thông thường bạn sẽ phải thuê chuyên viên lắp đặt. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí và thời gian, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện những công việc này. Lắp đặt máy chấm công vân tay không khó nếu bạn theo dõi những hướng dẫn chi tiết sau của Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang!

 

  1. Các bước lắp đặt máy chấm công vân tay nhanh chóng, dễ dàng

Sau đây là 4 bước hướng dẫn lắp đặt máy chấm công chi tiết mà Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang muốn chia sẻ tới bạn.

1.1.         Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc lắp đặt

Trước khi thực hiện lắp đặt máy chấm công, bạn cần phải chuẩn bị các đồ dùng và thiết bị sau:

  • Máy chấm công vân tay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp dưới 1000 nhân viên, bạn có thể tham khảo một số dòng thiết bị của Hikvision như: Máy chấm công vân tay + card mifare, màn hình LCD 2.4 inchDS-K1A8503MF, máy chấm công vân tay Hikvision DS-K1A802AMF,…
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như ốc vít, máy khoan, dây cáp mạng,… để khi lắp đặt được tiến hành nhanh chóng hơn.
  • Đảm bảo hệ thống mạng LAN luôn ổn định, Modem wifi vẫn còn cổng để kết nối với máy chấm công.
  • Một số thiết bị bảo hộ như hộp che mưa trong trường hợp lắp đặt máy chấm công vân tay ngoài trời.

Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng máy chấm công vân tay mới nhất 

1.2.         Chọn vị trí lắp đặt máy chấm công phù hợp

Để lựa chọn vị trí lắp đặt máy chấm công vân tay phù hợp, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Nơi lắp đặt nên ở những vị trí thuận tiện nhất cho nhân viên như cửa chính, lối ra vào, nhà để xe.
  • Vị trí lắp đặt gần nguồn điện và thuận tiện cho việc đi dây mạng LAN.

1.3.         Lắp đặt máy chấm công vân tay vào hệ thống của doanh nghiệp

Sau khi tìm được vị trí thích hợp, hãy làm theo các bước hướng dẫn sau để lắp đặt máy chấm công vân tay đúng cách nhất:

  • Dùng dây mạng có chiều dài hợp lý để kết nối máy chấm công vào cổng mạng LAN. Dây mạng thông thường sẽ có một đầu cổng RJ45 cắm vào cổng Ethernet của máy chấm công và đầu còn lại cắm trực tiếp vào Modem hoặc bộ chia mạng.
  • Sau khi kết nối xong máy chấm công và mạng LAN, hãy kiểm tra lại kết nối của hai thiết bị này để đảm bảo quản lý tốt hệ thống máy chấm công trên máy tính của doanh nghiệp.

Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng máy chấm công khuôn mặt chi tiết từ A đến Z

1.4.         Cài đặt địa chỉ IP trên máy tính kết nối với máy chấm công

Đây là bước cuối cùng trong khâu lắp đặt máy chấm công vân tay và giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu không kiểm tra cẩn thận, kết nối giữa máy tính và máy chấm công có thể gặp một số trục trặc. Cụ thể:

Cài đặt IP máy chấm công

Mở cửa sổ Run trên máy tính để kiểm tra, sau đó ở mục tìm kiếm, gõ “cmd” rồi Enter.

Khi cửa sổ cmd hiện ra, hãy tìm kiếm cụm từ “ipconfig” rồi Enter. Đây chính là lệnh giúp bạn kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính của mình.

Ví dụ: địa chỉ IP bất kỳ là 192.168.1.101 được bạn tiến hành cài đặt trên máy chấm công. Sau khi cài đặt, chọn nút M/OK/Menu tùy từng dòng máy và chọn thiết lập liên kết hoặc thiết lập kết nối. Sau đó chọn Ethernet hoặc Mạng. Lúc này, bạn hãy nhập địa chỉ IP cho máy chấm công vân tay của mình.

Tuy nhiên, một lưu ý ở bước này là bạn phải nhập địa chỉ IP cho máy chấm công khác với địa chỉ IP của máy tính. Chẳng hạn, IP của máy tính là 192.168.1.101 thì IP của máy chấm công nên là 193.168.1.102. Và khi khai báo địa chỉ IP của máy chấm công trên phần mềm, bạn phải nhập địa chỉ IP 193.168.1.102 vừa được thay đổi ở trên.

Tham khảo ngay: Máy chấm công vân tay Kiên Giang – Địa chỉ mua máy chấm công vân tay giá rẻ

Kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính và máy chấm công đã ổn định hay chưa?

Tương tự như việc cài đặt IP máy chấm công, mở cửa sổ Run trên Windows, gõ lệnh cmd và nhấn Enter. Sau đó thực hiện lệnh Ping đến địa chỉ IP của máy chấm công vân tay. Cụ thể trong ví dụ ở trên, bạn phải gõ vào cmd cụm Ping 193.168.1.102 – t để tiến hành kiểm tra.

Nếu kết quả cho ra là TTL = 64 chứng tỏ 2 thiết bị đã thông nhau. Ngược lại, kết quả bạn nhận được là “request time out” thì bạn cần kiểm tra và nhập lại địa chỉ IP cho máy chấm công.

Sau khi đã hoàn thành những bước trên, bạn chỉ cần tải phần mềm máy chấm công phù hợp với thiết bị. Cài đặt phần mềm và dùng IP của máy chấm công để thiết lập cho phần mềm trên máy tính.

  1. Đơn vị cung cấp máy chấm công- máy chấm công vân tay chính hãng tại Kiên Giang

Nếu bạn không có kinh nghiệm lắp đặt máy chấm công vân tay hoặc không có đủ thời gian để tự hoàn thành việc này thì đừng lo lắng. Bởi khi mua các sản phẩm máy chấm công từ các đại lý của Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang, bạn sẽ được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lắp đặt và bảo hành chu đáo từ A đến Z.

 

Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang là đơn vị nhập khẩu và phân phối các thiết bị camera, máy chấm công chính hãng, không qua bên thứ ba và luôn đảm bảo chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang đã xây dựng cho mình một hệ thống đại lý trên toàn quốc. Với cam kết bảo hành sản phẩm chính hãng tốt nhất, tư vấn hỗ trợ kịp thời bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề, Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang và đại lý phân phối máy chấm công của Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Nếu cần liên hệ tư vấn, nhập sỉ hoặc trở thành đại lý cùng Điện Máy Tin Học – Camera Kiên Giang, liên hệ ngay với chúng tôi hoặc đăng ký ngay tại đây:

 

Main Menu